Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại

Tối 5/5, bác sĩ Trương Thanh Trung - trưởng Phòng y tế quận 2, TP.HCM - cho biết, bệnh nhân 204 đã dương tính trở lại sau 25 ngày xuất viện sau điều trị COVID-19. Kết quả xét nghiệm có lúc sáng 5/5.

Ngay sau khi có kết quả tái dương tính, bệnh nhân được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi.

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại - Ảnh 1.

Nhân viên y tế tại TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 - Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.

Được biết trong thời gian cách ly theo dõi tại nhà, bệnh nhân có tiếp xúc với gia đình và một gia đình khác trong chung cư khi ăn cơm (F1), tất cả các trường hợp này đều được chuyển cách ly tại khu cách ly tập trung quận 2.

Như vậy đến nay tại TP.HCM có tất cả 10 ca bệnh được công bố tái dương tính sau xuất viện, phần lớn các ca có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ổ dịch quán bar Buddha (phường Thảo Điền, quận 2). Số người dương tính trở lại ở Hà Nội là 5 người.

Trước tình hình các ca bệnh tái dương tính nói trên, mới đây chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Huy Nga , nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế xung quanh tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam.

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại - Ảnh 2.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Làn sóng các bệnh nhân COVID-19 tái dương tính với virus corona chủng mới sau khi đã hồi phục đang khiến nhiều người lo lắng rằng virus này có khả năng "tái hoạt động" hay lây nhiễm cho mọi người nhiều lần. Vậy mức độ lây nhiễm của những người tái dương tính có giống những người dương tính lần đầu hay không?

Cho đến thời điểm này thì chưa có nghiên cứu nào báo cáo có trường hợp nào sau khi dương tính trở lại làm lây nhiễm cho người khác. Các chuyên gia cho rằng khả năng lây nhiễm của những bệnh nhân đã âm tính 3 lần sau điều trị là rất thấp. Khác hẳn với dương tính lần đầu.

Hàn Quốc cho đến nay đã ghi nhận hơn 260 bệnh nhân tái dương tính với virus corona chủng mới sau khi hồi phục, còn Việt Nam đã có 15 ca tái dương tính, chiếm gần 6%. Vì sao con số tái dương tính giai đoạn 2 lại nhiều đến vậy trong khi giai đoạn 1, 16 người được công bố khỏi bệnh hầu như đã khỏi hoàn toàn?

Thực ra số lượng bệnh nhân càng nhiều thì xác suất dương tính càng cao. Cũng không thể nói là có sự khác nhau giữa hai giai đoạn.

Chuyên gia chỉ ra những nguyên nhân các ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam dương tính trở lại - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ.

Việc người dương tính trở lại có thể do 3 nguyên nhận chính: bệnh nhân còn mang trong tế bào vi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog rút đang hoạt đông nên nó nhân liên trở lại; các mảnh hẹn vi rút được tích lũy vào hầu hoành họng do từ phổi bị đẩy lên hầu họng; và do sai sót trong xét nghiệm trong việc lấy mẫu, vận chuyển vvv.

Tỷ lệ tái nhiễm ở Việt Nam hiện nay có cao so với các nước hay không?

Cũng vào loại trung bình, không cao hơn và nhiều nước cũng không làm xét nghiệm kỹ như Hàn Quốc và Việt Nam.

Nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng người khỏi bệnh vẫn có thể mang trong người những đoạn nhỏ RNA của virus (không hoạt động) vốn sẽ cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm xét nghiệm PCR, có phải đó là lý do khiến có nhiều ca tái dương tính hơn hay không ạ?

Đó cũng là một trong các lý do kỹ thuật.

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam

Bài viết khuyến khích du lịch Việt Nam này không phải theo tinh thần “trâu ta ăn cỏ đồng ta”. Tôi vẫn yêu Bangkok với ti tỉ món ăn chua cay mặn ngọt. Tôi vẫn mê thả bộ trên những con phố Singapore sạch bóng, nơi mệnh danh là đô thị của tương lai. Tôi vẫn thích đứng trên đỉnh The Peak ngắm toàn cảnh Hong Kong. Nhưng 2020 sẽ là năm tôi sẽ khám phá Hà Nội, Hội An, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn… Bởi vì tôi biết trái tim mình sẽ không yên được nếu qua dịch bệnh mà tôi cầm passport Việt Nam đi du lịch tứ xứ, trong lúc đồng bào mình còn chật vật.

Việt Nam đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2019, thu về 726.000 tỷ đồng. Năm 2020, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 90 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu đạt trên 830.000 tỷ đồng. – Đây là câu chuyện của đầu năm 2020, và bây giờ mới đầu tháng 5 đã thành quá cũ. Năm nay, ngành du lịch Việt Nam phấn đấu không tăng trưởng âm đã là một kỳ tích thần kỳ.

NẾU dịch bệnh kết thúc vào cuối tháng 6, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ ở đáy cho đến hết tháng 6, sau đó sẽ dần hồi phục nhưng số lượng còn thấp, do vẫn còn các biện pháp hạn chế đi lại giữa các nước. Trong kịch bản này, chúng ta dự đoán cả năm chỉ còn khoảng 5,5 triệu lượt khách quốc tế ghé thăm.

NẾU đại dịch kéo dài đến cuối tháng 9, đặc biệt là ở châu Âu và Bắc Mỹ, trong khi các nước châu Á (có Hàn Quốc, Trung Quốc – hai thị trường khách lớn của Việt Nam) cơ bản khống chế được Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog dịch, thì thời gian ngưng trệ của ngành du lịch sẽ kéo dài đến tháng 9. Chúng ta chỉ có thể mở biên giới đón khách một cách nhỏ giọt, do tâm lý lo sợ và khả năng tài chính của du khách quốc tế bị eo hẹp sau sự càn quét của đại dịch. Dự đoán cả năm 2020, Việt Nam chỉ còn đón khoảng 4,6 triệu lượt khách quốc tế.

NẾU tình hình diễn biến xấu hơn, đến hết tháng 12 mà dịch vẫn chưa kết thúc, nghĩa là từ đây đến hết năm Việt Nam sẽ chẳng đón một khách du lịch quốc tế nào. Dự đoán cả năm chỉ còn khoảng 3,7 triệu lượt khách quốc tế (đã đón trong quý 1 năm nay).

Theo cả ba kịch bản phát triển năm 2020 do Tổng cục Du lịch đề ra, thì kịch bản nào cũng báo trước một tương lai khó khăn dành cho các doanh nghiệp du lịch . Kế sinh nhai của hàng ngàn người Việt sống phụ thuộc vào ngành du lịch (hàng không, nhà hàng, khách sạn, bán tour) sẽ còn bấp bênh dài hạn. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng các chuyên gia kinh tế dự tính, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, 80-90% số doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa có thể đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.

Tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể xác định được thời điểm nào ngành du lịch Việt Nam được vực dậy. Nhưng bạn có thể giúp một chút, bằng cách:

Lựa chọn Việt Nam cho các chuyến đi kế tiếp của mình!

Với những người trẻ lớn lên giữa một thế giới phẳng thì dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải thú vui xa xỉ. Sức khoẻ tâm thần (mental health) là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế hệ trẻ thời đại digital, và du lịch là một phương pháp hữu hiệu có thể giúp cân bằng tâm lý tốt nhất.

Trong tình hình các nước gần Việt Nam vẫn còn đang đóng biên, lại thêm tâm trạng nhấp nhổm lo âu không biết dịch bệnh có bùng phát lại không, đi nước ngoài về có bị cách ly không, thì những chuyến nghỉ hè ngắn ngày hay một cuộc trốn cuối tuần (weekend getaway) đến những chỗ gần nhà là cách cho những người trẻ giải tỏa cảm giác "cuồng chân" hậu giãn cách xã hội. Vài ý tưởng cho bạn tham khảo nhé: Cùng hội bạn phượt đến cắm trại ở vùng biển, vùng núi gần nơi mình sống. Hay check-in một khách sạn năm sao ngay chính tại Sài Gòn/ Hà Nội/Đà Nẵng để tận hưởng thử cuộc sống luxury với giá kích cầu phải chăng. Hay tham gia các tour đi bộ (walking tour) khám phá thành phố mà trước nay chỉ có khách Tây khách Tàu mua, xem thử nhà mình có gì hay mà khách nước ngoài họ mê vậy.

Chị Nguyễn Ngọc Bích Hạnh, Media Manager, Công ty Heineken Vietnam:

Tôi là một fan bự của Đà Lạt, gần như tháng nào cũng phải đi để thoả nỗi nhớ. Tôi đang tính ngay sau khi nhịp sống trở lại bình thường 90% là sẽ tự thưởng cho mình một chuyến đi Đà Lạt ngay. Lúc này, du lịch trong nước có thể giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam mà lại an toàn hơn, ít ra tôi thấy Việt Nam mình đang kiểm soát dịch tốt hơn nhiều nước khác dù Âu hay Á.

Thời điểm này có thể xem là cơ hội vàng để các bạn khám phá Việt Nam mà không quá đau túi tiền, do các hãng hàng không và khách sạn đang tung ra quá trời deal thơm giá hời. Thậm chí, tôi còn đang tính tận hưởng những deal high-end mà trước nay mình chưa bao giờ dám book vì tiếc tiền. Cơ hội 1-0-2 trải nghiệm đẳng cấp mới.

Đi du lịch trong nước còn có lợi thế là khám phá văn hoá local rất dễ, do chúng ta đều là người Việt. Khi nói chuyện bằng tiếng Việt, bạn sẽ dễ dàng trả giá, hỏi thăm và nghe chia sẻ từ người dân địa phương, chứ không quá phụ thuộc vào các trang review du lịch nữa.

Anh An Huỳnh, Nhà Đầu tư:

Trước đây anh hơi lười đi du lịch trong nước một phần cũng vì dịch vụ và cách giữ gìn của nhà mình. Từng có nhiều chỗ anh đi thấy rất đẹp, về chịu khó viết Facebook để giới thiệu cho bạn bè, xong khoảng hai ba năm sau anh đi lại thì không còn được như xưa. Nhưng tình hình hiện nay thì một kẻ chân chạy như anh không có sự lựa chọn nào khác rồi. Trong năm nay mà buồn chân thì chỉ đi du lịch trong nước thôi, cho an toàn.

Nói khách quan thì về cơ bản Việt Nam mình có nhiều cung đường biển, đường núi rất đẹp, chuẩn gu của một kẻ thích lái xe đi roadshow như anh. Ví dụ như cung đường Vịnh Hy, đỉnh Bạch Mã, Hà Giang, Phú Yên không thua gì Châu Âu, Mỹ hay Nhật đâu. Chỉ mong rằng dịch bệnh này cũng là một cú hích giúp cho du lịch Việt Nam nhìn về bức tranh phát triển dài hạn, từ đó tăng cường quảng bá cũng như bảo tồn thắng cảnh tốt hơn.

Riêng tôi, người viết bài này, thuộc tuýp du lịch để tìm hiểu văn hoá, nên năm nào cũng bay vài chuyến xa xa nhằm nghiên cứu văn hoá Đông Tây cho đã thích. Năm ngoái tôi đến Mỹ, Nga và Miến Điện dài ngày, chưa tính vài chuyến ngắn 2-3 ngày đến Bangkok, Singapore. Nhưng trong thời gian cách ly xã hội nằm nhà làm bạn cùng YouTube, tôi đã khám phá ra được “một chân trời mới lạ” về Sài Gòn qua các video của YouTuber du lịch và ẩm thực nổi tiếng thế giới Mark Wiens (gần 6 triệu follower). Tôi lên ngay kế hoạch là sau khi Sài Gòn hoạt động bình thường trở lại, mình sẽ thực hiện liền cái list “23 điều nên làm ở Sài Gòn” theo video của anh để tận hưởng cảm giác làm một du khách ngay chính tại quê nhà. Chắc chắn sẽ thú vị. Hơn nữa, trong tình cảnh kinh tế đi xuống thế này, dành dụm tiền rồi đem ra nước ngoài tiêu, đặt vào ví người nước ngoài - thì tôi sẽ có một cảm giác tội lỗi vô cùng.

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam - Ảnh 1.

Vlogger TRAVIP, kênh YouTube Yêu Máy Bay: " Tôi đã đi nhiều tỉnh thành ở Việt Nam để quay vlog và chưa bao giờ hết ngỡ ngàng vì nước mình đẹp lắm, đa dạng lắm, kỳ thú lắm. Hơn một năm trước, khi đi quay vlog ở Hà Tiên, tôi đã bị sốc vì không ngờ rằng một điểm đến ít nổi tiếng như Hà Tiên lại hấp dẫn quá. Hà Tiên có một quần đảo Hải Tặc hoang sơ đến mê hoặc, một Thạch Động gắn liền với câu chuyện Thạch Sanh với ngôi chùa trong hang, một đầm Đông Hồ cò bay rợp trời như bồng lai tiên cảnh. Hay như điểm đến mới nổi là Tam Kỳ. Ở đó đâu chỉ có làng bích hoạ Tam Thanh, mà còn có hồ Phú Ninh, có địa đạo Kỳ Anh chứng kiến bao thăng trầm lịch sử, một bãi sậy sông đầm cảnh sắc lạ thường, bãi biển Tam Tiến sôi động lúc nửa đêm về sáng, cùng bao món ngon vật lạ tôi mới nếm thử lần đầu. Tôi luôn tự hỏi bản thân rằng phải khám phá bao giờ mới hết được Việt Nam, khi chuyến đi nào tôi cũng được trải nghiệm rất nhiều cái "lần đầu ".

#Vietnam trong các bức hình của bạn để đón đầu làn sóng du lịch 2021

Sau đại dịch, tâm lý khách du lịch sẽ thay đổi. Điều kiện đầu tiên để du khách lựa chọn điểm đến không phải là phong cảnh đẹp và thú vị nữa, mà là yếu tố an toàn và an ninh. Trên truyền thông hay các diễn đàn du lịch có nhiều chia sẻ về tình cảnh khó khăn của du khách phương Tây bị mắc kẹt lại tại Thái Lan hay Singapore ngay giữa kỳ nghỉ của mình, điều này sẽ khiến cho đồng hương của họ nghiên cứu tìm đến những nơi an toàn hơn.

Trong suốt thời gian vừa qua, chính phủ nước mình luôn đặt sự an toàn và sức khỏe của người dân lên hàng đầu. Đây chính là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm. Việc chúng ta xử lý đại dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Hong Kong và Úc. Tất nhiên vẫn còn nhiều việc để làm nhằm tận dụng tốt thời cơ vàng này.

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam - Ảnh 2.

Điều cần làm của nhà nước là cải thiện chất lượng dịch vụ, vừa phát triển vừa bảo tồn, khai thác tối đa các thế mạnh sẵn có. Chúng ta đã làm rất tốt trong mảng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,... thế còn du lịch mạo hiểm, du lịch “xanh"? Với ¾ địa hình đồi núi, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thống hang động kỳ vĩ bậc nhất thế giới, những khu rừng, khu bảo tồn hay vườn quốc gia… tất cả tạo nên một “thiên đường" cho những trái tim yêu khám phá, yêu thiên nhiên. Vậy mà chúng ta còn chưa khai thác hết tiềm năng vô tận của mảng này! Bên cạnh những cái tên đã quá đỗi nổi tiếng trên thế giới như Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang…. chúng ta có hàng loạt những điểm đến mới đầy hứa hẹn sẽ trở thành “ngôi sao" của du lịch Việt Nam. Quy Nhơn, Ninh Thuận, Đắk Lắk, những con đường miền Tây sông nước. Chúng ta có thể học tập các những kinh nghiệm các nước khác đã làm, thiết kế các gói tour mới lạ bên cạnh việc ngắm cảnh, như tour leo núi mạo hiểm, tour tìm hiểu tôn giáo, thậm chí là tour rùng rợn vào những công viên trò chơi bị bỏ hoang.

Còn những dân thường nhỏ bé trẻ tuổi như chúng ta làm được gì?

Bên cạnh việc trực tiếp đóng góp vào doanh thu của ngành du lịch nội địa, người trẻ Việt Nam có thể cùng góp sức vào công cuộc tuyên truyền hình ảnh đẹp của Việt Nam ra ngoài thế giới. Mỗi người trẻ là một kênh truyền thông hiệu quả trên mọi “mặt trận" MXH, chúng ta hoàn toàn có thể mang đến cho bạn bè quốc tế thêm nhiều hình ảnh ấn tượng, về các cảnh đẹp, về ẩm thực, về văn hoá, về cuộc sống thường nhật bình yên của đất nước ta.

Vào tháng 10/2019, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tung ra chiến dịch truyền thông #VietnamNOW hướng tới khách nước ngoài, cập nhật một góc nhìn mới trọn vẹn hơn về Việt Nam cho khách du lịch trên toàn thế giới. Ngoài việc quảng bá về ẩm thực Việt Nam, các di sản thế giới UNESCO, những truyền thống văn hoá lâu đời, và phong cảnh thiên nhiên, #VietnamNOW còn làm giới thiệu các trải nghiệm du lịch hiện đại như sân golf cao cấp, khu nghỉ dưỡng sang trọng, khám phá du lịch mạo hiểm và những hoạt động thú vị khác trong thành phố.

Hiện tại, tuy Tổng cục chưa phát động một chiến dịch nào để huy động sức dân giúp quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, nhưng năm 2020 rồi, đâu cần phải bảo thì thế hệ digital chúng ta vẫn biết cách để những hình ảnh đẹp nhất của nước mình được toả sáng trên mọi ngóc ngách Internet mà. Ngay từ bây giờ, bạn có thể giúp kéo ranking cho #Vietnam trên mạng xã hội bằng cách gõ hashtag này vào các bức hình, video du lịch của mình trên Facebook, Instagram, TikTok nhằm giới thiệu các điểm đến tươi đẹp, các món ăn ngon lành, các nét văn hoá đặc sắc. Hãy biến các trang mạng xã hội mà bạn rành như lòng bàn tay trở thành một cuốn từ điển chi tiết về Việt Nam, vừa xây dựng hình ảnh, vừa là động lực mời gọi du khách book vé đến nước mình.

Du lịch là ngành công nghiệp không khói thu hút ngoại tệ hàng đầu cho Việt Nam. Năm nay, ngoại tệ từ du lịch của chúng ta không được nhiều, nhưng bây giờ chính là lúc mình bắt đầu cùng đất nước phấn đấu để năm sau thu nhiều ngoại tệ hơn!

Bạn từng giúp đất nước bằng việc ở nhà, bây giờ bạn lại giúp đất nước bằng việc đi khắp #Vietnam - Ảnh 3.

Đột phá: Các nhà khoa học phát minh ra loại gel có thể hàn gắn mọi vết thương trên cơ thể và trong cả nội tạng

Một vết đứt tay nhỏ có thể nhanh chóng tự lành lại trong vài ngày mà không để lại sẹo. Đó là nhờ một cơ chế tự sửa chữa tổn thương tuyệt vời của cơ thể sinh học của chúng ta.

Sau khi vết thương được cầm máu, các tế bào miễn dịch sẽ đổ xô đến đó, huy động các tế bào mạch máu để xây dựng lại mao mạch cho bạn, tuyển dụng các tế bào da mới giúp bạn hàn gắn vết thương và cả các tế bào chất béo để làm căng da, không để lại sẹo.

Đáng tiếc thay, cơ chế này không hoạt động hiệu quả với các vết thương lớn, chẳng hạn như khi ai đó bị tai nạn xe hơi, các vết mổ phẫu thuật hoặc vết thương do vũ khí tấn công trên chiến trường.

Để khắc phục vấn đề này, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Johns Hopkins, Hoa Kỳ đã phát triển một loại gel tiêm đặc biệt, được gia cố bằng sợi nano. Nó có thể giúp mọi vết thương hở lớn lành lại hoàn toàn mà không để lại sẹo. Loại gel tiêm này phục vụ như một giàn giáo cho phép các mô cơ bắp, da và chất béo bám vào và phát triển trên đó, cho đến khi chúng hàn gắn được mọi vết thương.

Hiện nay, loại gel này đã được thử nghiệm thành công trên chuột và thỏ. Nếu được thử nghiệm thành công trên người, nó có thể là một bước đột phá trong ngành phẫu thuật chỉnh hình và thẩm mỹ, thay thế cho thủ thuật ghép mô và ghép da vẫn còn nhiều bất cập.

Đột phá: Các nhà khoa học phát minh ra loại gel có thể hàn gắn mọi vết thương trên cơ thể và trong cả nội tạng - Ảnh 1.

" Mất mô mềm là một vấn đề phổ biến trong y học lâm sàng ", Sashank Reddy, bác sĩ phẫu thuật tái tạo đến từ Đại học Y khoa Johns Hopkins ở Baltimore, Maryland, Hoa Kỳ cho biết. Khi phải đối mặt với các vết thương hở lớn, các bác sĩ phẫu thuật hiện không có nhiều lựa chọn.

Một là họ có thể chọn cấy ghép mô từ vùng cơ thể khác của bệnh nhân vào vị trí vết thương. Nhưng điều này vô hình trung lại tạo ra thêm một vết thương mới và làm mất mô ở một vị trí khác trên cơ thể.

Lựa chọn thứ hai là cấy ghép những loại mô nhân tạo tổng hợp. Nhưng các tế bào miễn dịch thường tấn công và loại bỏ các mô cấy đó, để lại những vết sẹo dày và xơ trên cơ thể người bệnh trông rất xấu xí và đáng sợ.

"Là một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, hàng ngày tôi luôn phải thấy những bệnh nhân bị mất mô mềm như da, mỡ và cơ do phẫu thuật ung thư, chấn thương hoặc Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog các tình trạng khác. Hiện tại, các lựa chọn của chúng tôi chỉ dừng lại ở việc cấy ghép, một lựa chọn sẽ gây xơ hóa và các vấn đề khác cho bệnh nhân, hoặc 'mượn' mô ở vị trí khác trên cơ thể, nhưng chúng có thể gây biến dạng ở vị trí mới ", bác sĩ Reddy nói.

Để giải quyết sẹo, các bác sĩ lại phải tách lấy chất béo từ bộ phận này sang bộ phận khác bằng một quá trình gọi là ghép mỡ. Điều này không phải lúc nào cũng thành công, vì thông thường, một nửa lượng mỡ ghép sẽ chết sau khi được cấy ghép và thậm chí các bác sĩ không lường trước được rủi ro trong ca phẫu thuật dạng này.

Đột phá: Các nhà khoa học phát minh ra loại gel có thể hàn gắn mọi vết thương trên cơ thể và trong cả nội tạng - Ảnh 2.

Kỹ thuật tiên tiến nhất để tái tạo các vùng mô tổn thương là chất độn gellike. Khi một bệnh nhân có các vết thương cỡ nhỏ, khoảng chừng 1 ngón tay, bác sĩ phẫu thuật thường tiêm vào đó một loại gel làm từ axit hyaluronic (HA).

Đó là loại gel mà các tế bào miễn dịch đại thực bào có thể chui được vào bên trong. Khi đại thực bào làm tổ trong gel HA, chúng sẽ gửi tín hiệu ra ngoài, rủ thêm tế bào hình thành mạch máu và các tế bào khác vào trong để sửa chữa vết thương cho người bệnh.

Nhưng điều này chỉ có hiệu quả đối với những vết thương nhỏ, còn với những vết thương lớn hơn trong mô, gel HA thường quá yếu để giữ được hình dạng của chúng. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng củng cố gellike bằng cách liên kết các phân tử lại với nhau.

Nhưng quá nhiều liên kết phân tử lại chặn mất lối vào của đại thực bào và các tế bào khác. Nó làm thay đổi tính chất sinh học và các đại thực bào bây giờ lại giải phóng tín hiệu hình thành mô sẹo thay vì tái tạo lại mọi loại mô bình thường khác.

Bây giờ, bác sĩ Reddy và các đồng nghiệp của mình đã đưa ra một giải pháp tốt hơn để củng cố gel HA. Đầu tiên, họ đã tạo ra các sợi nano có đường kính chỉ bằng 1% sợi tóc người từ polycaprolactone. Đây là một loại polymer phân hủy sinh học đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ để làm chỉ khâu tự tiêu.

Sau đó, họ xử lý các sợi này để chúng có thể liên kết với gel HA, tạo ra một loại gel có khả năng đàn hồi như mô mềm. Các sợi này giống với phần cốt thép trong bê tông, hình thành nên một giàn giáo cho phép các mô khỏe mạnh bám được vào đó và bắt đầu quá trình hồi phục vết thương.

Đột phá: Các nhà khoa học phát minh ra loại gel có thể hàn gắn mọi vết thương trên cơ thể và trong cả nội tạng - Ảnh 3.

Để kiểm tra vật liệu của mình, bác sĩ Reddy và các đồng nghiệp đã tiêm nó vào chuột và thỏ. Những con vật này trước đó đã bị phẫu thuật để cắt bỏ một phần mô mỡ trong cơ thể.

Mọi thứ không ngoài dự đoán, những con vật chỉ được tiêm gel HA đã không thể hồi phục vết thương có kích thước lớn hơn 1 cm. Tuy nhiên, khi được tiêm hỗn hợp gel nano, các đại thực bào đã nhanh chóng thâm nhập và cư trú trên giàn giáo nano, chúng tuyển dụng các tế bào hình thành lại mạch máu và mô mỡ cho những con chuột và thỏ này.

Kết quả nghiên cứu đã được bác sĩ Reddy và các đồng nghiệp công bố trên tạp chí ScienceTranslational Medicine.

" Loại gel mới này là một đột phá về mặt khoa học ", Ali Khademhosseini, một chuyên gia sinh học tại Đại học California, Los Angeles, cho biết. Ông lưu ý rằng loại gel này không giống như các loại gel khác, nó không cần đến các yếu tố tăng trưởng và các phân tử tín hiệu sinh học.

Thay vào đó, loại gel này chỉ hỗ trợ cơ thể làm lành vết thương một cách tự nhiên nhất. Do đó, nó có thể dễ dàng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép, Khademhosseini nói.

Đột phá: Các nhà khoa học phát minh ra loại gel có thể hàn gắn mọi vết thương trên cơ thể và trong cả nội tạng - Ảnh 4.

Gel cũng có thể giúp sửa chữa các mô mềm bên trong nội tạng, chẳng hạn như tế bào cơ tim. Hai-Quan Mao, một chuyên gia vật liệu sinh học, thành viên nhóm nghiên cứu tại Johns Hopkins, cho biết họ hy vọng sẽ tạo ra được các ma trận tế bào gốc hình thành mô tim trên loại gel này. Nếu thành công, loại gel của họ còn có thể giúp sửa chữa những tổn thương mô sau cơn đau tim cho người bệnh.

Với tầm nhìn này, nhóm nghiên cứu của bác sĩ Reddy hi vọng họ sẽ có thể tiến đến thử nghiệm trên người thật vào năm nay hoặc năm sau. Để thương mại hóa loại gel thần kỳ này, họ cũng đã thành lập một công ty khởi nghiệp có tên là LifeSprout.

" Là một kỹ sư, công việc của chúng tôi là phải phát minh ra một thứ gì đó, sau đó cố gắng đưa chúng vào ứng dụng được trong thực tế đời sống ", Hai-Quan Mao nói. " Trong trường hợp loại gel này, chúng tôi thấy nó sẽ cần cho các bác sĩ và bệnh nhân. Chúng tôi đã bước đầu thử nghiệm thành công và đang cố gắng thương mại hóa được nó. Chúng tôi đang muốn đi hết một vòng tròn [nghiên cứu-ứng dụng]".

Tham khảo Science, Hopkinsmedicine